Về Nhật Bản

Các biện pháp chống ngộ độc thực phẩm vào mùa hè ở Nhật Bản

food poisoning

Không khác với Việt Nam, thời tiết mùa hè ở Nhật Bản cũng trở nên nóng ẩm, khó chịu không kém. Nếu bạn không quản lý thực phẩm đúng cách, nguy cơ ngộ độc thực phẩm sẽ trở nên rất cao.

Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giới thiệu các rủi ro và biện pháp đối phó với ngộ độc thực phẩm một cách chi tiết. Vui lòng sử dụng nó như một tài liệu tham khảo để có kiến thức về ngộ độc thực phẩm và các biện pháp ngăn ngừa vi khuẩn, nấm mốc – tác nhân chủ yếu gây ngộ độc thực phẩm.

Mùa hè là thời điểm cần chú ý về ngộ độc thực phẩm

temperature and humidity in summer

Ngộ độc thực phẩm là tình trạng gây ra do ăn phải thức ăn nhiễm độc. Vi khuẩn, virus và ký sinh trùng hoặc độc tố của chúng là những nguyên nhân phổ biến nhất gây ngộ độc thực phẩm. Bệnh thường không nghiêm trọng và hầu hết người bệnh đều cảm thấy khỏe hơn sau vài ngày mà không cần điều trị.

Trong các vi sinh vật, vi khuẩn là thủ phạm chính gây ngộ độc thực phẩm vào mùa hè. Độc tính của vi khuẩn được xác định khi có đủ lượng vi khuẩn nhất định đáp ứng liều gây độc và là tác nhân gây bệnh nhiễm trùng.

Nhiệt độ thích hợp để các vi khuẩn gây bệnh như: Salmonella, campylobacter, E.coli, B. cereus, Vibrio cholerae, C.botulium…và một số loại nấm mốc phổ biến: Aspergillus flavus, Fusarium moniliforme… tăng sinh là từ 28 – 42°C. Những vi khuẩn gây bệnh này có trong thực phẩm, chúng sẽ bị tiêu diệt khi đun sôi, chín kỹ thực phẩm và chúng bị kìm hãm sự phát triển ở nhiệt độ dưới 5°C.

Tại Nhật Bản, nhiệt độ vào khoảng từ 30 – 35°C vào mùa hè và độ ẩm tăng cao từ 80 – 90% trong suốt mùa mưa, là môi trường thuận lợi cho các loại vi sinh vật gây bệnh phát triển mạnh và làm cho nguy cơ ngộ độc thực phẩm tăng lên.

Bên cạnh đó, ngộ độc thực phẩm do virus như norovirus khá phổ biến trong mùa đông. Loại virus này có thể tồn tại trong một thời gian dài, ngay cả trong nhiệt độ thấp và môi trường khô ráo. Do đó cần phải thực hiện các biện pháp thích hợp như làm nóng hàu (nướng/hấp/luộc/chiên…) trước khi ăn.

Những thực phẩm có nguy cơ cao ô nhiễm vi khuẩn

Thực phẩm giàu đạm, có độ ẩm cao, độ axit thấp được coi như mối nguy tiềm ẩn vì nó thỏa mãn điều kiện tối ưu cho vi khuẩn phát triển. 

Thực phẩm giàu đạm bao gồm:

  • Thịt gia súc gia cầm
  • Thủy, hải sản
  • Trứng, sữa và những sản phẩm của sữa
  • Đậu phụ và các loại đậu đỗ

Điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta bị ngộ độc thực phẩm?

Người bị ngộ độc thực phẩm thường biểu hiện qua những triệu chứng lâm sàng như nôn mửa, tiêu chảy, chóng mặt, sốt, đau bụng….[3] Ngộ độc thực phẩm không chỉ gây hại cho sức khỏe (có thể dẫn đến tử vong) mà còn khiến tinh thần con người mệt mỏi.

Triệu chứng sẽ trầm trọng hơn ở trẻ nhỏ, phụ nữ có thai, người già, người mắc bệnh mạn tính, suy giảm miễn dịch.

Trong trường hợp không may bị ngộ độc thực phẩm với các triệu chứng như trên là buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy… bạn cần đến cơ sở y tế sớm nhất có thể. Không nên tự ý dùng thuốc không qua kê đơn. Nếu đến muộn, cơ thể mất nước, nhiễm độc nặng có thể dẫn tới suy đa tạng, nguy hiểm tính mạng.

Vui lòng tham khảo bài viết này để biết cách tìm một cơ sở y tế và đi khám bệnh ở Nhật.

Các biện pháp chống ngộ độc thực phẩm

measures against food poisoning

Mặc dù các vi khuẩn rất nguy hiểm gây ra các vụ ngộ độc thực phẩm, nhưng nó hoàn toàn có thể phòng tránh được khi chúng ta biết rõ đặc tính gây độc và những yếu tố bất hoạt của chúng.

Sau đây là những biện pháp ngộ độc thực phẩm phổ biến mà bạn có thể thực hiện tại nhà.

Đảm bảo việc giữ gìn vệ sinh đúng cách

Như đã đề cập ở trên, sự sản sinh gia tăng nhanh số lượng vi khuẩn và virus là nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm. Vì vậy, điều quan trọng là bạn không được đưa các tác nhân gây bệnh này vào cơ thể.

Giữ gìn vệ sinh đúng cách là một trong những nguyên tắc cơ bản để đảm bảo sức khỏe và trong những ngày hè càng cần phải chú ý hơn. Việc vệ sinh sạch sẽ, rửa tay chân trước và sau mỗi bữa ăn, bảo đảm vệ sinh khi chế biến thực phẩm là cách “cắt nguồn lây bệnh” tốt nhất.

Thực hiện nguyên tắc “vàng”: ăn chín – uống sôi. Có như vậy mới loại trừ được các vi khuẩn gây bệnh vì chúng chỉ bị tiêu diệt khi đun sôi, nấu chín kỹ.

Với rau quả ăn sống cần thiết phải rửa kỹ dưới vòi nước, ngâm nước muối 0,9% trước khi ăn. Thức ăn phải được ăn ngay sau khi nấu, thức ăn quá 2 giờ sau khi nấu để ở nhiệt độ phòng phải được nấu lại trước khi ăn.

Tránh lưu trữ thực phẩm và món ăn ở nhiệt độ phòng trong một thời gian dài

Các vi khuẩn gây ngộ độc thực phẩm được cho là phát triển mạnh ở nhiệt độ từ 28 – 42°C. Do đó, khi lưu trữ thực phẩm, hãy làm nóng chúng để tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh trước hoặc làm lạnh chúng ở nhiệt độ đủ thấp để làm chậm hoạt động của vi khuẩn.

Thực phẩm được bảo quản trong tủ lạnh sẽ làm chậm sự biến chất của thực phẩm, hạn chế sự phát triển của vi sinh vật do cơ chế giảm nhiệt độ và độ ẩm. Khi bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh nên để nhiệt độ ở khoảng 5 độ để đảm bảo thực phẩm không bị hư hỏng. Tránh trữ quá nhiều thực phẩm vì không khí không được lưu thông sẽ làm thực phẩm nhanh hỏng, biến chất. Và tránh làm gia tăng ô nhiễm thực phẩm với cách để lẫn thực phẩm chín với thực phẩm sống.

Mùa hè khí hậu nóng bức mọi người thường ưa thích món ăn nguội mát. Nhưng để an toàn phải đảm bảo thời gian làm nguội và tiêu thụ thức ăn không quá 2 giờ sau khi nấu.

Thực phẩm ăn còn thừa đun kĩ lại trước khi ăn

Nhiều người có thói quen bỏ thức ăn ở trong tủ lạnh ra là ăn ngay. Điều này rất không tốt. Thức ăn trước khi ăn cần đun kĩ lại tránh cho vi khuẩn phát triển trong quá trình bảo quản thực phẩm. Đun kĩ thực phẩm ở nhiệt độ ít nhất là 70 độ C.

Ngoài ra, nếu bạn có món ăn còn thừa, vui lòng bọc kín lại và làm lạnh dưới 5 độ C hoặc đông lạnh chúng mà không để chúng ở nhiệt độ phòng.

Kết hợp các thành phần gia vị có tác dụng diệt khuẩn vào món ăn

Bạn có thể giảm nguy cơ ngộ độc thực phẩm bằng cách thêm các thành phần và gia vị có tác dụng diệt khuẩn sau đây vào các món ăn mà bạn không ăn ngay lập tức, chẳng hạn như hộp cơm trưa.

  • Mơ muối
  • Gia vị cay: ớt, tiêu, quế…
  • Giấm

Đây là một biện pháp đơn giản không yêu cầu bất kỳ sự chuẩn bị đặc biệt nào, vậy tại sao bạn không thử thực hành nó?

Đối với hộp cơm trưa (弁当 bento), cũng nên bảo quán nó trong nhiệt độ thấp bằng cách sử dụng túi chườm đá. Nếu bạn nhận được nó khi bạn mua một chiếc bánh, thật tiện lợi khi cất nó trong tủ đông mà không vứt bỏ nó.

Sử dụng sản phẩm kháng khuẩn

Trên thị trường có rất nhiều loại hàng hóa hữu ích đang được bán ra để giúp người tiêu dùng phòng chống và ngăn ngừa ngộ độc thực phẩm.

Ví dụ, sản phẩm giấy kháng khuẩn sau đây cho hộp bento có thể ngăn chặn sự phát triển của các loại vi khuẩn khác nhau bằng cách đặt nó vào hộp bento. Sản phẩm này được bán đồng thời trên cửa hàng trực tuyến và hiệu thuốc (drug store)/siêu thị thông thường nên rất dễ có thể tìm mua.

antibacterial sheet for lunchbox
Nguồn: Amazon

Tất nhiên, sử dụng cồn khử trùng (アルコールの除菌スプレー) cũng là một biện pháp tốt để ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh. Trong mùa này, chúng ta hãy chú ý hơn đến việc giữ gìn vệ sinh và loại bỏ vi khuẩn.

Tổng kết

Nhiệt độ và độ ẩm tăng vào mùa hè là môi trường thích hợp cho vi khuẩn gây ngộ độc thực phẩm sinh sản. Các bệnh lý như tiêu chảy, nôn mửa, và mất nước có thể dễ dàng xảy đến với bạn, vì vậy hãy cẩn thận không để bị ngộ độc thực phẩm.

Một trong những cách để ngăn ngừa ngộ độc thực phẩm là thực hiện quy tắc giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, không lưu trữ nguyên liệu và món ăn ở nhiệt độ phòng. Ngoài ra, sử dụng các sản phẩm hỗ trợ khử trùng như giấy kháng khuẩn (抗菌シート) có thể giúp bạn rất nhiều trong việc bảo quản thực phẩm.

Hãy cùng nhau sống sót qua mùa hè nóng ẩm bằng cách tham khảo các nội dung được viết trong bài viết này nhé.

Chúng tôi hy vọng rằng thông tin chúng tôi chia sẻ ở trên có thể giúp bạn thuận lợi hơn trong cuộc sống hàng ngày tại Nhật. Và nếu bạn bối rối về bất cứ điều gì liên quan đến vấn đề này, hãy để lại bình luận bên dưới.
JP SMART MAGAZINE
タイトルとURLをコピーしました